Trong vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa  được chia làm nhiều phân loại khác nhau gồm hàng hóa bình thường  và hàng hóa nguy hiểm . Vậy, hàng hóa nguy hiểm (Dangerous Goods) là gì? Cùng tìm hiểu với PTN Logistics qua bài viết này nhé.

hàng hoá nguy hiểm là gì

1. Định nghĩa:

Hàng nguy hiểm (Dangerous Goods) là gì?

Hàng hóa nguy hiểm (DG) là loại hàng hóa có chứa những chất nguy hiểm trong quá trình vận chuyển, là những chất, vật phẩm có đặc tính nổ, dễ cháy, độc hại, lây nhiễm hoặc ăn mòn.

Loại hàng này có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn, an ninh quốc gia và cần được đóng gói, đóng dấu, dán nhãn, xử lý cẩn thận trong quá trình vận chuyển

PTN Logistics có đủ điều kiện để xử lý hàng nguy hiểm để đảm bảo quá trình vận chuyển được an toàn và hiệu quả. Đội ngũ có kinh nghiệm lâu năm cũng như được IATA cấp chứng chỉ hàng DG, PTN sẽ cung cấp giải pháp vận chuyển tối ưu cho mặt hàng này.

Chúng ta sẽ đi tìm hiểu quy trình khai báo hàng nguy hiểm nhé:

2. QUY TRÌNH KHAI BÁO HÀNG NGUY HIỂM

  • B1: Phân loại hàng hóa
  • B2 : Nhận dạng hàng hóa
  • B3: Đóng gói hàng hóa
  • B4 : Dán nhãn hàng hóa
  • B5: Chuẩn bị chứng từ : tờ khai gửi hàng, vận đơn hàng không, chứng từ hải quan

Đối với một lô hàng DG đi được, cần cung cấp các chứng từ, giấy tờ sau:

  1. Phiếu gửi.
  2. Invoice & packing list.
  3. Giấy ủy quyền của người gửi cho công ty cung cấp dịch vụ làm thủ tục (giấy ủy quyền có đóng dấu đỏ của công ty).
  4. Bản phân tích thành phần hóa học (MSDS) có đủ 16 mục, đóng dấu giáp lai vào bảng phân tích thành phần.
  5. Kê khai tờ khai hàng hóa nguy hiểm của người gửi hàng:

Trừ trường hợp được quy định bởi IATA, “Tờ khai hàng hóa nguy hiểm của người gửi hàng” được yều cầu và phải được hoàn thành cho mỗi lô hàng DG bởi một người đã được cấp chứng chỉ về qui định hàng hóa nguy hiểm do IATA cấp.

  1. Yêu cầu đối với bao bì, thùng chứa, Đóng gói, nhãn mác hoặc container

3. Phân loại hàng hóa nguy hiểm

Hàng hóa nguy hiểm (Dangerous Goods) được chia làm 9  loại với nhiều phân nhỏ khác:

Có 9 loại hàng Nguy hiểm :

CLASS 1– Explosives : Chất nổ và vật phẩm dễ nổ : như pháo hoa,pháo sáng

Tùy theo mức độ phản ứng, chất nổ được chia thành 6 nhóm nhỏ:

  • Nhóm (Division) 1.1. Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
  • Nhóm (Division) 1.2. Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
  • Nhóm (Division) 1.3. Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
  • Nhóm (Division) 1.4. Chất và vật phẩm có nguy cơ đáng kể.
  • Nhóm (Division) 1.5. Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
  • Nhóm (Division) 1.6. Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng

CLASS 2– Gases : Chất khí : có thể chia làm các loại nhỏ hơn như các loại khí dễ cháy, khí không dễ cháy, khí độc

  • Có thể chia thành các nhóm:
  • Nhóm (Division) 2.1 Khí dễ cháy
  • Nhóm (Division) 2.2 Khí không dễ cháy, không độc hại
  • Nhóm (Division) 2.3 Khí độc hại

CLASS 3– Flammable Liquids – Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy : Ví dụ như các loại sơn, dầu, xăng, cồn, …

CLASS 4– Flammable Solids – Chất đặc dễ cháy, nổ đặc khử nhậy, chất tự phản ứng, tự bốc cháy và các chất gặp nước sản sinh khí ga dễ cháy : Ví dụ như photpho, lưu huỳnh, diêm,…

Có 3 phân nhóm đối với hàng nguy hiểm loại 4:

  • Nhóm (Division) 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.
  • Nhóm (Division) 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
  • Nhóm (Division) 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.

CLASS 5– Oxidizing Substances and Organic Peroxides – Hợp chất oxit hữu cơ và oxi hóa :  chất oxy hóa (như phân bón) & Peroxit hữu cơ (như sợi thủy tinh)

Được chia làm 2 nhóm:

  • Nhóm (Division) 5.1 Chất oxy hóa
  • Nhóm (Division) 5.2 Peroxit hữu cơ

CLASS 6– Toxic and infectious Substances – Chất lây nhiễm và độc hại : như thuốc trừ sâu, các dung dịch xét nghiệm máu, xét nghiệm y tế

Nhóm này cũng được chia thành 2 nhóm:

  • Nhóm (Division) 6.1 Chất độc. Chẳng hạn như thuốc trừ sâu.
  • Nhóm (Division) 6.2 Chất gây nhiễm bệnh như các dung dịch xét nghiệm máu, xét nghiệm y tế,..

CLASS 7– Radioactive Material – Chất phóng xạ

CLASS 8 – Corrosives – Chất ăn mòn : như thuốc tẩy, ắc quy

CLASS 9– Miscellaneous Dangerous Substance and Articles, Including Environmentally Hazardous Substances- Chất và vật phẩm nguy hiểm khác : như nam châm, máy tính xách tay

Để biết hàng hóa thuộc nhóm nào, mình có thể dựa trên mục 14 thông tin vận chuyển (Transport information) của Bản chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) hoặc dựa vào nhãn dán trên hàng hóa.